Gần đây tôi đã đọc quyển sách rất tuyệt vời do nhóm dịch giả của VietFuji dịch có tên là:
Nghệ Thuật Làm Việc Tuyệt Vời Của Toyota - Tác giả: Yoshihito Wakamatsu
Đây là cuốn sách rất thực tế và hữu dụng, các kiến thức trong này được nêu thành các nội dung rất cô đọng nhưng sau những đúc kết đó lại ẩn chứa những hàm ý sâu xa về phát triển bản thân và con người.
Đây là một trong những cuốn sách rất đáng mua đối với những người làm kỹ thuật, hoặc các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường, muốn tích lũy thêm kiến thức về sản xuất và cách thức làm việc tại các công ty Nhật Bản.
MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN
1. Đừng che dấu thất bại, khi thất bại hãy la lớn cho mọi người biết
Trong một công ty hay một tổ chức, khi thất bại hãy cho mọi người biết, đương nhiên, bạn có thể bị mắng là đồ ngốc, nhưng đồng thời đồng nghiệp sẽ giúp bạn sửa sai.
Khi thất bại hãy cho mọi người biết, đồng thời mượn trí tuệ của tập thể để giải quyết vấn đề bạn gặp phải. Các làm này giúp hình thành sự tin tưởng của đồng nghiệp và bản thân cũng trưởng thành hơn
Có nhiều ông ty khi dây truyền sản xuất gặp sự cố, họ chọn cách xử lý nhanh thay vì dừng dây truyền lại. Khi xuất hiện sản phẩm lỗi, họ xem như không có chuyện gì và tiếp tục sản xuất. Nhìn qua cách xử lý này thường như không vấn đề gì
(TruongNP comment: Cách này cũng có vẻ rất đỗi bình thường với người Việt, vì các nhân viên Việt thường có khả năng ứng biến rất tốt với những vấn đề nhưng nó chỉ mang tính đối phó và cũng vì các sếp quản lý Việt thường hay la lớn và trách mắng nhân viên khiến họ luôn tìm cách che dấu vấn đề hơn là đưa ra vấn đề để giải quyết)
2. Đừng đưa ra câu trả lời, hãy hưỡng dẫn nhân viên tự suy nghĩ
Thông thường, khi thấy cấp dưới xử lý công việc theo hướng không hợp lý, cấp trên sẽ lo lắng vì họ đã lường trước được thất bại. Vậy nên dễ hiểu nếu cấp trên muốn chỉ ngay câu trả lời cho cấp dưới. Cấp dưới cũng yên tâm vì họ tin cấp trên đã chỉ ắt hẳn đã hay và hiệu quả.
Những lúc như thế, cấp trên cần phải "nhịn" không đưa ra câu trả lời mà hãy hỏi cấp dưới "cậu nghĩ như thế nào?" rồi đưa ra những gợi ý để giúp họ nhìn nhận ra vấn đề. Cho dù khiến cấp dưới phải đau đầu, vẫn phải làm nếu không muốn một ngày nào đó hoạt động của công ty sẽ đình trệ khi vắng mặt cấp trên.
(TruongNP commnet: Đây quả là một cách hay để cho nhân viên có thể tăng khả năng cũng như kỹ năng xử lý công việc. Đồng thời đó cũng là cách hay để làm đào tạo nguồn nhân lực cũng như làm cho nhân viên bộc lộ được khả năng và tính sáng tạo trong công việc)
Leave a Reply